Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 THÁNG TUỔI phát triển toàn diện hơn mỗi ngày

Bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, bé sẽ trở nên hiếu động hơn, bắt đầu tập bò, lật và vận động mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh. Do đó, bé luôn cần nguồn năng lượng dồi dào để phát triển thể chất và cả trí não. Hãy xem những dưỡng chất nào cần thiết cho sự phát triển của bé mẹ nhé.

Từ tháng thứ 6 là bé của mẹ có thể bắt đầu ăn dặm rồi đấy nhé!

Từ tháng thứ 6 là bé của mẹ có thể bắt đầu ăn dặm rồi đấy nhé!

Cân nặng và chiều cao của bé 6 tháng tuổi

Các chuyên gia cho rằng, bé 6 tháng tuổi sẽ vừa có sự đột phá vượt trội trong phát triển chiều cao vừa tăng cân nặng lên gấp 2 lần so với lúc với sinh. Do đó, trước khi lập chế độ dinh dưỡng cho bé mẹ cần xác định được bé có đang phát triển khỏe mạnh như các bé cùng trang lứa hay không để có những điều chỉnh thích hợp.

Theo tiêu chuẩn của trẻ em châu Á, bé 6 tháng tuổi có sự phát triển bình thường và khỏe mạnh sẽ có các chỉ số cân nặng và chiều cao tương ứng trong khoảng an toàn sau:

– Về chiều cao:

+ Bé trai: 65.1 – 70.5cm

+ Bé gái: 63.3 – 68.6cm

– Về cân nặng:

+ Bé trai: 6.9 – 8.8kg

+ Bé gái: 6.3 – 8.3kg

Tiếp đó, bước qua giai đoạn 6 tháng tuổi, bé có thể tăng trung bình 500g/tháng nếu nhận được sự chăm sóc dinh dưỡng hợp lý từ ba mẹ. Vậy, đâu là những dưỡng chất thiết yếu mà bé 6 tháng tuổi cần?

Những dưỡng chất thiết yếu mà bé 6 tháng tuổi cần

Quá trình phát triển nhanh chóng ở cả cân nặng chiều cao của bé 6 tháng tuổi luôn đòi hỏi nguồn dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Dù cho bé bú sữa mẹ sữa công thức hay ăn dặm, ba mẹ cũng cần đảm bảo bổ sung cho bé hệ dưỡng chất như sau:

+ ARA (Arachidonic acid) là một loại a-xít béo không sinh cholesterol và là a-xít béo omega-6 quan trọng trong não. Chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não và thị giác

Hàm lượng cần bổ sung: Bổ sung kèm các a-xít béo omega-6 (bao gồm ARA) khoảng 4,4g/ngày.

+ Calcium: canxi giúp xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ đông máu và hoạt động của cơ bắp, thần kinh.

Hàm lượng cần bổ sung: 300-400mg/ngày.

+ Carbohydrates (mainly lactose) giúp cung cấp nguồn năng lượng để bé hoạt động và tăng trưởng, giúp sử dụng hiệu quả nguồn protein để tạo thành các mô mới. Đường glucose từ carbohydrate là nguồn năng lượng chính của não và nếu được bổ sung đầy đủ sẽ giúp điều hòa năng lượng, cảm xúc và khả năng tập trung – tất cả đều cần thiết để trẻ học hỏi, khám phá thế giới xung quanh.

Hàm lượng cần bổ sung: khoảng 60g/ngày.

folate hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào máu và sự hình thành các thành phần di truyền trong mỗi tế bào não cũng như tế bào toàn cơ thể.

Hàm lượng cần bổ sung: khoảng 65mcg/ngày (tương đương lượng folate trong chế độ ăn).

Iodine (I-ốt) giúp điều tiết sự tăng trưởng của tế bào và sự tổng hợp các hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến não, cũng như cơ bắp tim thận và tuyến yên. Thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về phát triển thần kinh và là nguyên nhân hàng đầu của chứng chậm phát triển trí não trên toàn cầu.

Hàm lượng cần bổ sung: khoảng 110mcg/ngày.

+ Iron (Sắt) là khoáng chất thiết yếu cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu, vốn có nhiệm vụ mang oxy lên não và giúp não tăng trưởng thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời có thể gây thiểu năng, chậm vận động và bất thường về mặt hành vi. Một hậu quả khác của thiếu sắt là bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Hàm lượng cần bổ sung: AI là 0,7mg/ngày. UL là 40mg/ngày.

+ Niacin giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác.

Hàm lượng cần bổ sung: 2mg/ngày (đối với niacin được tạo thành trước).

protein tạo thành, duy trì và phục hồi các mô của bé. Chất này có tác dụng sản sinh các hormone enzymekháng thể giúp điều tiết quá trình phát triển của cơ thể và cung cấp năng lượng.

Hàm lượng cần bổ sung: 9,1g/ngày. (Nhu cầu: 1g/kg/ngày)

+ Riboflavin (vitamin B2) giúp cơ thể sử dụng năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác.

Hàm lượng cần bổ sung: 0,3mg/ngày.

+ Thiamin (Vitamin B1) cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ carbohydrate. Chất này cũng đóng vai trò trung tâm đối với sự phát triển não bộ và sự trao đổi chất Thiếu thiamin ở trẻ sơ sinh có thể gây rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng.

Hàm lượng cần bổ sung: 0,2mg/ngày.

vitamin A đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, đặc biệt là tạo làn da mái tóc và lớp màng nhầy khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch và tái sinh sản cũng như sự phát triển thị giác

Hàm lượng cần bổ sung: 400mcg/ngày (đương lượng retinol). UL là 600mcg/ngày (vitamin A được tạo thành trước).

vitamin B6 giúp cơ thể tạo các mô và chuyển hóa chất béo, rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương Loại vitamin B này cũng hỗ trợ sự tổng hợp các dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh cảm xúc và các khía cạnh khác của hoạt động não.

Hàm lượng cần bổ sung: 0,1mg/ngày.

vitamin B12 tăng chức năng của hệ thần kinh và sự hình thành thành phần di truyền trong các tế bào máu.

Hàm lượng cần bổ sung: 0,4mcg/ngày.

vitamin C là một thành phần tạo thành collagen – một loại protein dùng để tạo xương, sụn, cơ bắp và các mô liên kết – giúp duy trì các mô mạch chữa lành vết thương hấp thu chất sắt chống nhiễm trùng Người ta còn cho rằng vitamin C đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của não bộ.

Hàm lượng cần bổ sung: 40mg/ngày.

vitamin D giúp tăng hấp thu acnxi và phốt-pho, hỗ trợ sự hình thành xương chắc khỏe và chống còi xương

Hàm lượng cần bổ sung: 5mcg/ngày. UL là 25mcg/ngày.

+ Vitamin E có tác dụng bảo vệ vitamin A và các a-xít béo thiếu yếu khác, ngăn chặn vỡ mô.

Hàm lượng cần bổ sung: là 4mg/ngày (alpha-tocopherol).

+ Vitamin K có tác dụng giúp đông máu. Lượng Vitamin K cần được bổ sung bằng cách tiêm ngay khi sinh vì sữa mẹ chỉ chứa một hàm lượng vitamin K rất nhỏ.

Hàm lượng cần bổ sung: là 2mcg/ngày.

+ Zinc (Kẽm) làm tăng hệ miễn dịch giúp lành vết thương và điều hòa sự hình thành máu, xương, mô. Sau chất sắt, kẽm là kim loại dồi dào nhất trong não bộ và rất cần thiết đối với sự phát triển cũng như hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Hàm lượng cần bổ sung: 2mg/ngày. UL là 4mg/ngày.

Sau khi xác định được bé 6 tháng tuổi cần hệ dưỡng chất thiết yếu như thế này, mẹ đã có thể bắt tay xây dựng ngay 1 chế độ dinh dưỡng cho bé.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi

¾ tổng lượng dinh dưỡng bé hấp thụ là từ sữa mẹ

Sữa mẹ vẫn đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bé 6 tháng tuổi, chiếm tỉ lệ ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày mà bé cần dung nạp. Một ngày, bé cần được cung cấp khoảng 700-800ml sữa mẹ Do đó, mẹ cần ưu tiên lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo chất lượng nguồn sữa. Dưới đây là 1 vài gợi ý để mẹ có được thói quen ăn uống khoa học:

– Ăn đầy đủ mọi bữa sáng: Cơ thể của mẹ cần được nạp năng lượng sau một giấc ngủ dài, nhất là khi mẹ có thể phải thức cả đêm để chăm sóc bé.

– Ăn nhiều rau xanh: Mẹ nên đặt mục tiêu mỗi ngày tiêu thụ 400-500gr rau xanh và trái cây để tăng cường hàm lượng vitamin và khoáng chất

– Tránh xa thức ăn nhanh và chọn những thức ăn lành tính

– Ăn một lượng tinh bột vừa phải, không quá nhiều để đảm bảo sức khỏe

– Nói không với thức uống chứa cồn hãy uống thật nhiều nước, nhất là nước lọc và nước trái cây.

Không nhất thiết mẹ phải ăn dồn mọi thực phẩm trong cùng 1 bữa, vì như thế, mẹ sẽ dễ mệt mỏibuồn ngủ Mẹ có thể phân ra nhiều bữa ăn phụ (Sữa Dielac Mama hoặc Optimum Mama), cách sau bữa chính khoảng 2 giờ uống nước thường xuyên để đảm bảo sữa ra nhiều và đủ dưỡng chất.

Để đảm bảo bé chắc chắn tiếp nhận được hệ dưỡng chất thiết yếu để phát triển khỏe mạnh, ngoài sữa mẹ, bạn cũng có thể kết hợp các loại sữa công thức số 2, cũng như có chế độ cho bé dặm thật hợp lý.

Chọn sữa công thức cho bé

Mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ đến 24 tháng tuổi, vì trong sữa mẹ có chứa sữa non (cholostrum) để tăng sức đề kháng và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong trường hợp mẹ gặp khó khăn khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này vì những lí do đặc biệt thì nên đến cơ sở y tế để nhận được hướng dẫn từ thầy thuốc và nhân viên y tế.

Mẹ nên chọn cho bé các loại sữa được bổ sung các chất dinh dưỡng giúp bé phát triển toàn diện như Optimum Gold được bổ sung đạm Whey giàu Alpha Lactabumin giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu (Optimum Gold), Dielac Alpha Gold với sữa non Cholostrum giúp tăng sức đề kháng nhé.

Công thức sữa dễ tiêu hóa Optimum Gold mới lần đầu tiên bổ sung thêm 20% hàm lượng DHA từ tảo tinh khiết kết hợp cùng Lutein giúp trẻ phát triển não bộ vượt trội, tăng khả năng nhận thức. Ngoài ra, nguồn đạm whey từ sữa giàu Alpha Lactalbumin dễ hấp thu, cùng chất sơ hòa tan FOS và hệ vi sinh lợi khuẩn Probiotic hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa giúp trẻ hấp thu tốt hơn nguồn dưỡng chất cho sự phát triển trí não và thể chất.

Đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin là loại đạm mềm đạm mềm dễ thủy phân (dễ ngấm nước hơn) các loại đạm thông thường. Do đó khi cho vào nước sẽ thấy tan nhanh hơn: giúp tiêu hóa nhanh & hấp thu dễ dàng.

Ngoài ra đạm Whey giàu Alpha Lactalbumin còn chứa hàm lượng cao axit amin Tryptophan giúp trẻ ngủ ngon, tham gia dẫn truyền thần kinh, giúp phát triển não bộ cho trẻ.

Sữa mẹ có thành phần đạm Whey/Casein: 60/40 nên sữa mẹ giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu, trong khi sữa bò bình thường có thành phần đạm Whey/casein: 20/80 nên có thể một số trẻ có hệ tiêu hóa kém hấp thu sẽ không thích nghi tốt với sữa bò bình thường, qua đó mà dòng sản phẩm Optimum đã tăng cường tỉ lệ đạm Whey để mang đến một công thức giúp bé dễ tiêu hóa hơn.

Chế độ ăn dặm cho bé và 1 số lưu ý

Mẹ có thể cho bé bắt đầu quá trình ăn dặm bằng những thức ăn đặc có vị ngọt như ngũ cốc trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột sau đó mới chuyển dần sang các loại bột mặn. Hãy thật nhẫn nại cho đến khi bé có thể ăn thức ăn đặc và tập làm quen với một số loại trái cây và rau quả nhuyễn. Mẹ cũng cần lưu ý rằng, cần đợi một vài ngày sau khi cho bé ăn 1 loại thức ăn mới để đảm bảo bé không bị dị ứng với thực phẩm đó. Đây là một số thực đơn ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo:

– Bột sữa bí đỏ: bí đỏ là trái cây giàu vitamin A giúp bé thông minh, cao lớn. Vị bùi bùi ngầy ngậy của sữa và bí đỏ giúp bé yêu thích thực đơn ăn dặm hơn mỗi ngày. Mẹ chỉ cần cho bí đỏ sau khi hấp chín tán nhuyễn với 1/3 chén nước, bột gạo hòa với 2/3 chén nước còn lại, đun sôi hỗn hợp bột gạo và bí đỏ (khuấy đều tay để bột không bị vón cục), bột chín cho dầu ăn vào nhấc xuống, từ từ cho lượng bột sữa vào, cho đến đâu khuấy đều đến đấy, chờ nguội cho bé ăn.

– Bột khoai tây trứng: Đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein và canxi giúp trẻ cao lớn, rắn rỏi hơn khoai tây trứng gà luộc chín (chỉ lấy lòng đỏ). Xay nhuyễn khoai tây và lòng đỏ trứng Lấy nước ninh xương quấy 2 thìa bột. Cho bé ăn bột cùng khoai trứng nghiền.

Mẹ cũng cần có 1 số lưu ý khi chế biến thức dặm cho bé:

– Cung cấp đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn dặm gồm bột đường, chất béo chất đạm vitamin và khoáng chất.

– Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có mùi tanh

– Kết hợp nấu bột với các loại thực phẩm giàu chất đạm canxi như: thịt, cá, rau xanh,… để tạo nên món ăn đầy đủ dinh dưỡng và có màu sắc bắt mắt sẽ làm bé thêm thích thú với bữa ăn dặm.

– Khi bé ít nhất một tuổi mới cho ăn mật ongmật ong có thể có vi nấm dễ gây ngộ độc cho bé.

– Không nên cho bé uống sữa bò hoàn toàn cho đến khi được ít nhất 1 năm tuổi.

Thời gian biểu dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Mẹ có thể tham khảo thời gian biểu dinh dưỡng do bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi – nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 chia sẽ để biết cách xen kẽ các bữa sữa và ăn dặm thức ăn cho bé 6 tháng tuổi 1 cách hợp lý hơn:

– 6 giờ sáng: Cho bé bú khoảng 150-200ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.

– 8-9 giờ sáng: Cho bé ăn khoảng 20g bột ăn dặm. Mẹ có thể chế biến theo tỉ lệ: 10g thịt, 10g bột gạo, 5g dầu ăn, 5g rau xanh.

– 11 giờ trưa: Cho bé ăn 1 chút trái cây, có thể là 1/3 quả chuối tiêu, 1 miếng táo nhỏ…

– 2 giờ chiều: Cho bé ăn bột sữa pha theo tỉ lệ: 3 thìa sữa bột, 10g bột gạo, 5g dầu ăn và 5g rau xanh.

– 16h: Mẹ cho bé uống khoảng 10ml các loại nước ép trái cây như nước ép cam nước ép táo hoặc cà rốt Có thể pha khoảng cùng nước lọc để bé làm quen dần với hương vị mới.

– 18 giờ tối: Cho con bú thêm khoảng 120-180ml sữa và ru con ngủ.

– Từ 8 giờ tối trở đi chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức nếu bé có nhu cầu thêm

Mỗi bé sẽ có thể trạng và sức ăn khác nhau, nên chế độ dinh dưỡng cũng cần linh hoạt cho phù hợp. Nếu mẹ cảm thấy bé còn quấy khóc và chưa thỏa mãn với bữa ăn, mẹ có thể tăng lượng sữa và bột để đáp ứng nhu cầu của bé. Dù mẹ chia các bữa sữa cho bé như thế nào thì trong giai đoạn 6 tháng tuổi này, bé vẫn cần được bú khoảng 700 – 800ml sữa/ngày, ăn dặm thêm 100g bột, 50g trái cây và 100ml nước ép.

Nhu cầu dinh dưỡng của bé thay đổi từng ngày và 6 tháng tuổi chính là giai đoạn chuyển giao cực kỳ quan trọng khi bé bước vào quá trình tập ăn dặm – tiền đề dinh dưỡng cho việc ăn sau này của con. Để bé có thể phát triển khỏe mạnh cả thể chất và trí tuệ trước tiên, mẹ cần xây dựng thực đơn ăn giàu dưỡng chất cho bản thân để đảm bảo dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ, bên cạnh chế độ ăn dặm phong phú cho bé. Hi vọng với những chia sẻ trên, mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức trong chăm sóc dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi để con phát triển vượt bậc cả thể chất và trí tuệ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật