Bạn có biết cách chăm sóc trẻ béo phì đúng cách?

Việt Nam hiện đã đạt được nhiều thành tựu về cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tuy nhiên nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về dinh dưỡng trong đó có tỉ lệ thừa cân - béo phì đang có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là ở khu vực thành thị.

Các bác sĩ cho biết béo phì ở lứa tuổi trẻ sẽ là những nguy cơ tiềm ẩn của nhiều loại bệnh tật không lây nhiễm ở tuổi trưởng thành như các bệnh về đái tháo đường bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư

Béo phì làm tăng gánh nặng bệnh tật ở tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến hệ thống y tế, đặc biệt làm tăng gánh nặng tài chính cho các cá nhân gia đình và nhà nước. Đối với người trưởng thành béo phì còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm: Bệnh lý tim mạch; Bệnh lý đường hô hấp người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy ngừng thở khi ngủ béo phì càng nặng thì rối loạn nhịp thở càng nhiều; Bệnh lý đường tiêu hóa (bệnh trĩ gan nhiễm mỡ); Rối loạn nội tiết (phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt khó có thai, nguy cơ vô sinh cao; nam giới béo phì  thường yếu sinh lý nguy cơ vô sinh); Bệnh lý xương khớp (dễ bị thoái hóa khớp do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp)...

Vậy làm thế nào để phát hiện sớm béo phì ở trẻ nhỏ? Trẻ béo phì cần có chế độ dinh dưỡng tập luyện ra sao? Cách điều trị thế nào?... Tất cả sẽ được chuyên gia giải đáp trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chăm sóc trẻ béo phì đúng cách”

NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :

MC

Trẻ béo phì lúc nhỏ thì có nguy cơ mắc bệnh gì khi trưởng thành không thưa các chuyên gia? Dấu hiệu nào để nhận biết sớm trẻ béo phì?

TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà :

Các em bé bị béo phì từ nhỏ nếu không có sự điều chỉnh phù hợp thì sẽ trở thành người trưởng thành bị béo phì sau này. Đáng chú ý là có sự gia tăng các bệnhtim mạch tiểu đường tăng mỡ máu các bệnh lý ứ mỡ gan mật do chuyển hoá gia tăng ở người béo phì.

Chính vì thế, việc theo dõi cân nặng, chiều cao là yếu tố phản ánh chính xác nhất. Trẻ béo phì thường có sức phàm ăn nhiều, lúc nào cũng có cảm giác đói và muốn ăn bất kỳ lúc nào, thậm chí có trẻ còn "ăn vụng", ăn cả cơm nguội.

Thứ 2 là trẻ thích ngồi 1 chỗ, ngại vận động, thích các trò chơi tĩnh tại, ngại vận động đi bộ, leo cầu thang.

Các triệu chứng khác như nhìn kém hơn, trẻ quá béo thì còn có tâm lý ngại ngùng giao tiếp, ngại đến trường nên càng thu mình, khi thu mình lại tập trung vào ăn uống và càng gia tăng tình trạng béo phì.

MC

Câu hỏi đầu tiên xin bác sĩ giải thích rõ khái niệm “trẻ béo phì”, những trẻ có cân nặng thế nào thì được coi là béo phì? Và thực trạng trẻ béo phì hiện nay ở nước ta như thế nào?

PGS.TS Lê Bạch Mai :

Nhiều bố mẹ chỉ quan tâm đến cân nặng mà ít quan tâm đến chiều cao của con. Thừa cân béo phì được tính theo chỉ số tương quan giữa cân nặng và chiều cao theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nếu nó lớn hơn +1 SD hoặc +1 Z-score (bảng chuẩn tương quan cân nặng với chiều cao) thì bị coi là thừa cân, và lớn hơn +2 SD thì được coi là béo phì.

Vì vậy, ngoài cân nặng, chúng ta còn phải quan tâm đến chiều cao của trẻ nữa thì có thể biết được thể trạng của con mình và phát hiện sớm thừa cân béo phì để có giải pháp phòng ngừa.

Hiện nay, quá trình thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng. Nhất là ở khu vực thành phố, và những nơi chuyển đổi từ xã phường lên quận, do thay đổi lối sống sinh hoạt dễ làm cho các cháu bị thừa cân béo phì. Tỷ lệ hiện nay đối với trẻ em dưới 5 tuổi là 4,8%, nghĩa là cứ 100 trẻ là có 5 trẻ bị thừa cân, béo phì. Độ tuổi thừa cân béo phì nhiều nhất là độ tuổi đi học. Ở độ tuổi này, các cháu bị thừa cân béo phì nhiều nhất, đặc biệt ở Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh. Ở thành phố Hồ Chí Minh, ở một số trường điểm, quận nội thành, tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có thể xấp xỉ 30-40%.

MC

Nguyên nhân nào gây béo phì ở trẻ thưa bác sĩ? Trẻ béo phì có liên quan đến yếu tố di truyền không? Béo phì có tính di truyền không ạ?

PGS.TS Lê Bạch Mai :

Béo phì liên quan đến yếu tố gene chuyển hóa mỡ. Nó không được kích hoạt một cách bình thường. Nếu cứ nghĩ do lý do di truyền thì hầu như chúng ta sẽ không làm gì cả.

Di truyền là điều chúng ta không thể thay đổi được. Điều quan trọng hơn là những yếu tố liên quan tới thừa cân, béo phì chúng ta có thể thay đổi được như chế độ ăn của trẻ, vận động, và dinh dưỡng thuở ấu thơ.

Nhiều khi nhiều phụ huynh không để ý đến thời kỳ mang thai cứ thích đẻ những em bé có cân nặng, trọng lượng sơ sinh càng to càng tốt, hoặc thậm chí để cho trẻ suy dinh dưỡng từ giai đoạn rất sớm. Đó là những yếu tố thuận lợi, yếu tố nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì ở giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời trẻ.

Nếu chúng ta để trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai thì rất có thể trẻ bị thừa cân béo phì ở giai đoạn tiểu học và thậm chí trưởng thành có thể bị một số bệnh mạn tính không lây khác kèm theo. Chúng ta cần quan tâm đến yếu tố nguyên nhân mà chúng ta có thể tác động, can thiệp, đổi thay được, chúng ta sẽ đem lại tình trạng dinh dưỡng tốt nhất cho con mình.

MC

Có một thực tế hay được nhắc đến gần đây là “gánh nặng kép” về dinh dưỡng đó là: Nhiều trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trong khi tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì lại gia tăng nhanh. Bác sĩ có thể giải thích rõ vấn đề này gây ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển sau này của trẻ?

PGS.TS Lê Bạch Mai :

Hiện nay chúng ta đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị thấp còi, thiếu chiều cao so với chuẩn, 6 trẻ lại có 1 trẻ nhẹ cân. Mặt khác, cứ 100 trẻ lại có 5 trẻ bị béo phì. Như vậy, cả suy dinh dưỡng thấp còi lẫn thừa cần béo phì đều trở thành gánh nặng kép về dinh dưỡng.

Về mặt dinh dưỡng dù suy dinh dưỡng hay béo phì đều để lại những hậu quả nặng nề đối với sức khỏe 40% trẻ thừa cân béo phì ở tuổi ấu thơ sẽ bị béo phì khi trưởng thành. Đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, không những chiều cao hạn chế, mà đến tuổi tứ tuần, dễ phát triển thành thừa cân béo phì, và kèm theo các bệnh mạn tính không lây.

Thừa cân béo phì dễ biến chuyển thành bệnh mãn tính không lây: như tăng huyết áp tiểu đường Gánh nặng bệnh tật cả về thiếu dinh dưỡng lẫn thừa dinh dưỡng đều để lại hậu quả đối với sức khỏe

MC

Trở lại với các khách mời trường quay với câu chuyện “Chăm sóc trẻ béo phì đúng cách”, có 1 vấn đề là trên thị trường hiện bán rất nhiều loại thuốc giảm cân cho người lớn, vậy với trẻ nhỏ có nên dùng thuốc giảm cân không ạ? Có cách nào để trẻ giảm bớt tình trạng béo phì không thưa bác sĩ?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Rất nhiều quảng cáo trên phượng tiện truyền thông chúng ta thấy có quảng cáo rất nhiều phương pháp giảm cân đây là nhu cầu chính đáng không những thể hình không đẹp mà còn liên quan đến sức khỏe nhưng phương pháp áp dụng như thế nào thì chúng ta không biết, VD một số người mẫu đã tử vong vì nhịn ăn quá nhiều, nhịn ăn đến mức suy kiệt trẻ em là một đối tượng khác “trẻ không phải là người lớn thu nhỏ” nghĩa là không phải thuốc nào cho người lớn thì dùng cho trẻ với liều lượng một nửa đó. Trẻ em khác ở chỗ ngoài năng lượng cho nhu cầu phát triển nghĩa là nếu như trẻ không được ăn, được uống thì trẻ bên cạnh không phát triển cân nặng thì không phát triển trí tuệ chống nhiễm khuẩn thành bệnh khác. Trẻ không phải dùng thuốc giảm cân mà phải có phương pháp nào điều trị đúng cho trẻ. Đầu tiên phải xác định nguyên nhân béo phì là gì Cần có sự tư vấn. Nguyên nhân hàng đầu là dinh dưỡng, còn ở các nước tây âu thì gen là một phần nhưng ở Việt Nam thì tỷ lệ béo phì ở trẻ thành thị nhiều hơn trẻ em nông thôn, trẻ ít vận động. Vấn đề đầu tiên là ở sự tư duy, VD trong gia đình ông bố, mẹ, ông bà luôn mong trẻ  cân nặng càng cao càng tốt nên cố gắng cho trẻ ăn nhiều bổ dưỡng, ăn nhiều càng tốt, trẻ ăn thụ động. Trẻ ăn bao nhiêu bữa một ngày, khẩu phần ăn ra sao, toàn đồ ăn nhanh. Chế độ ăn cần đủ năng lượng để tăng trưởng cả về chiều cao và cân nặng, chế độ luyện tập thể thao ra sao do không có nhiều thời gian cho trẻ luyện tập, các phương tiện ở nhà sẵn: máy tính, ipad khiến trẻ ngồi một chỗ không vận động. Trẻ cần vận động 1-1,5 giờ một ngày. Vấn đề chỗ chơi rồi các nguy hiểm xung quanh, môi trường ô nhiễm khiến bố mẹ không cho trẻ ra ngoài vận động và cần phải duy trì vận động đều đặn. Cần tuyên truyền cho trẻ hiểu vấn đề dinh dưỡng điều độ thành phản xạ cho trẻ.

TS.BS Nguyễn Thị Việt Hà bổ sung: Các thuốc điều trị béo phì trên thị trường mong muốn là giảm được cân nặng, ăn ít để giảm cân nhanh nhưng trẻ em thì không phải như vậy, trẻ không tăng cân nhưng vẫn phải đảm bảo tăng trưởng nên chúng ta sử dụng các thuốc để điều trị thừa cân béo phì không có khuyến cáo. Các can thiệp về dinh dưỡng quan trọng để khẩu phần ăn không nhận vào quá nhiều calo so với calo tiêu thụ đi. Trước đây chúng ta tự đi đến trường, tự có trò chơi nhưng trẻ em hiện nay được bố mẹ đưa đến trường, ăn thì ăn tại cổng trường, thức ăn nhanh ít vận động, trưa ăn, ngủ tại trường, chiều về tập trung vào tivi ipad. Một trẻ hàng ngày phải vận động từ 1-2 tiếng 5 ngày/tuần. Điều trị thừa cân béo phì với trẻ thì thứ nhất phải là dinh dưỡng thứ hai là tập luyện, thứ ba là bệnh béo phì liên quan đến dinh dưỡng nhưng cũng có một số bệnh lý rối loạn nội tiết chuyển hóa. Bố mẹ cần tư vấn của bác sĩ để loại bỏ bệnh lý, điều trị thừa cân béo phì cho trẻ.

THAO HOANG ([email protected])

Chào chương trình, Bác sĩ ơi, con em 19 tháng 16kg, có phải cháu bị béo phì không? Cháu hay đi phân sống. Nguyên nhân có phải do cháu nạp nhiều bột đường hay có liên quan gì với việc cháu thừa cân không?

TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà :

Khi so sánh cân nặng thì ở đây trẻ đã có thừa cân rồi, tuy nhiên do mẹ không đo chiều cao cụ thể nên chưa biết có tương xứng không. Bình thường trẻ 1 tuổi nặng 9-10kg, mỗi năm tăng 1,5-2kg.

Trẻ 19 tháng đi ngoài 1 ngày 1 lần là bình thường, nhưng quan niệm về “phân sống” là rất khó, ví dụ cha mẹ hay nghĩ con ăn gì đi nấy là phân sống còn trong y khoa thì phân sống là có thể còn tồn tại tinh bột, sợi xơ… hay không, ở đây phân sống có thể do trẻ không hấp thu được hết do lượng thức ăn đi vào cơ thể quá nhiều.

PGS. Bạch Mai: Ở trẻ tuổi này cân nặng trung bình tuổi theo tháng chỉ khoảng 11kg, so với ngữơng WHO thì trẻ này đã béo nhưng mẹ cần đo để xem tương quan chiều cao và cân nặng ra sao.

Phân sống có thể do ăn nhiều quá, cha mẹ nên kiểm soát bớt đi, nếu nhiều tinh bột thì thường phân sẽ chua, mẹ xem xét và nên đưa trẻ đến tư vấn bác sĩ để có giải pháp tốt nhất cho con mình. Vì hôm nay trẻ béo thì trưởng thành sẽ béo, kèm theo đó là các bệnh tim mạch đái tháo đường…

Lan Anh Hoang ([email protected])

Em có câu hỏi như sau Trẻ béo phì có nên uống sữa ko? Bé nhà em thấp nhưng lại tròn, em có nên cho bé uống viên bổ sung canxi? Có gì khác giữa canxi trong sữa và canxi trong thuốc bổ ko? Xin bs trả lời câu hỏi của em ạ. Em cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Thực ra chị nói con chị thấp và tròn nhưng không rõ cân nặng có tương ứng với chiều cao không vì rất nhiều phân loại: suy dinh dưỡng thấp còi, cân nặng thấp, chiều cao thấp. Chị cần đi tư vấn bác sĩ dinh dưỡng xem có bệnh lý mạn tính gì kèm theo không? Hấp thu ra sao, ăn ra sao. Nhiều ông bố bà mẹ đi cắt thuốc nam cho trẻ khi trẻ chậm lên cân. Có một khoảng thời gian chúng ta đối mặt với ngộ độc chì do sử dụng thuốc nam Trước đây có một số thuốc có chế phẩm làm cho cân nặng tích mỡ nhanh tưởng lên cân nhanh. Vấn đề chiều cao của trẻ rất quan trọng quyết định rất nhiều chuyện. Cân nặng trẻ có thể bù theo thời gian nhưng chiều cao chúng ta không làm tốt cho trẻ khi còn nhỏ càng về sau thì càng không thể. 2 năm đầu đời quyết định chiều cao sau này. Muốn bổ sung canxi thì bình thường trong thức ăn của chúng ta đã có canxi như: cá rô đồng đã có nhiều canxi và có đường dẫn là vitamin B. Trẻ có còi xương không? Có vấn đề gì đi kèm không cần có bác sĩ tư vấn. Tôi không rõ trẻ có thiếu canxi thực sự không chế độ dinh dưỡng không? Để hấp thu vitamin B canxi thì phải có mỡ tức là có vitamin hòa tan trong nước. Cần có bác sĩ tư vấn. Có nhiều loại sữa trên thị trường, trẻ uống sữa công thức thì có cân nặng tốt hơn trẻ ăn sữa mẹ vì sữa mẹ không nhiều protit  nên nhiều ông bố bà mẹ có cảm giác là sữa mẹ không lên cân nhưng  sữa mẹ đủ canxi, phốt pho, protit vừa đủ không thừa. Các hãng sữa cũng hiểu vậy nên họ chế thành phần cũng na ná gần giống sữa mẹ. Cần bác sĩ dinh dưỡng tư vấn vì có nhiều loại sữa khác nhau. Trẻ béo phì có sữa khác, sau ốm có sữa khác.

PGS.TS Lê Bạch Mai  bổ sung: Đây là sai lầm của các bậc phụ huynh khi thấy con mình lên cân là cắt sữa, đổ tội là sữa làm cho con mình béo. Khẩu phần đi vào trẻ mới quyết định, trẻ có thừa cân nặng không? Sữa chỉ là một trong những thực phẩm hằng ngày thôi. Chúng ta cứ coi sữa là đặc biệt chỉ dùng cho trẻ, khi ốm đau Thực ra Bộ Y tế sử dụng sữa và chế phẩm sữa cho người VN. Chị không nói tuổi bao nhiêu, bé dưới 6 tháng thì nuôi bằng sữa mẹ từ 6 tháng trở lên thì kết hợp sữa mẹ bữa ăn. Sau 24 tháng thì sử dụng sữa và chế phẩm đảm ứng nhu cầu can xi cho trẻ. Chúng ta nghĩ cứ thiếu canxi là phải uống canxi nhưng sữa là thức ăn động vật duy nhất gây kiềm bởi chứa nhiều canxi, 100ml cho 100mg canxi, không có thịt rau nào cho nhiều canxi như vậy, trong thịt 50mg trong 100g thịt. Thứ hai trong thịt lượng phospho nhiều và sự  tương quan giữa canxi và phospho không tốt nên trẻ không hấp thu canxi không nhiều. Canxi trong sữa dễ hấp thu và dễ lắng đọng trong xương, uống sữa có canxi không dễ tạo sỏi bằng các thuốc bổ sung canxi và cần ăn ít rau và cách xa ra vì đôi khi canxi trong sữa không kết hợp tốt với rau. Việc cắt sữa là một sai lầm và cho trẻ uống sữa theo đúng khuyến cáo, tỷ lệ. Cần giảm thức ăn nhanh, cần cho trẻ vận động cần cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý Cho trẻ sử dụng sữa không đường giúp bớt năng lượng. Sau 7 tuổi dùng sữa tách béo. Sữa giúp tăng trưởng chiều cao cho trẻ.

MC

Nhiều cha mẹ do quá lo sợ cân nặng của con mà cắt giảm tối đa khẩu phần ăn của trẻ, điều này có nên không thưa bác sĩ? Làm thế nào để trẻ béo phì giảm cân và vẫn đủ dinh dưỡng phát triển chiều cao Chủ đề ngày hôm nay của chúng ta là “Chăm sóc trẻ béo phì đúng cách”, vậy trẻ béo phì cần có chế độ chăm sóc thế nào là khoa học, hợp lý thưa các bác sĩ? Và có cách nào dự phòng béo phì cho trẻ không ạ?

PGS.TS Lê Bạch Mai :

Qua chia sẻ của TS. Diệu Thúy và Việt Hà đã rõ là không dùng thuốc. Cho tới nay, theo khuyến cáo của WHO, chưa có loại thuốc nào giảm cân Và các bà mẹ thấy rõ không cần đến thuốc giảm cân Người lớn giảm cân là bởi không thay đổi chiều cao nữa. Còn đối với trẻ em, bên cạnh kiểm soát cân nặng còn thúc đẩy tăng trưởng chiều cao.

Để kiểm soát cân nặng, làm thế nào để vẫn phát triển trí não và chiều cao dinh dưỡng với trẻ dưới 7 tuổi không giảm cân mà giúp trẻ tăng cân chậm lại, một cách từ từ.

Trẻ dưới 7 tuổi, cơ hội phát triển não còn, nên phải để trẻ có cơ hội phát triển tốt. Ở độ tuổi này, các acid béo không no rất cần cho trẻ để có cơ hội phát triển.

Nếu trẻ quá thừa mỡ, thì cần phải cân đối dinh dưỡng. Nên hạn chế đồ ăn nhanh như KFC, trà sữa, đường chuyển hóa nhanh, những thực phẩm này thậm chí làm cho trẻ chưa thừa cân đã béo phì, tỷ lệ % mỡ cơ thể đã lớn. Đôi khi ăn thực phẩm nhanh làm tích mỡ nhiều, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như đề kháng kém, dễ ốm, như viêm phổi phế quản do phế quản bị lấp bởi mỡ làm không khí đi vào kém đi.

Việc kiểm soát bữa ăn của trẻ lành mạnh, khi vào hấp thu từ từ giúp trẻ có đường huyết ổn định, chứ không nên no dồn đói góp. Khi trẻ đói, trẻ có thể ăn đến 130% nhu cầu, khi ăn quá nhanh, gan chưa kịp chuyển hóa thành đường.

Phải chuẩn bị rau cho các em để hấp thu từ từ. Và chú ý đến thời gian ăn, rất quan trọng. Trẻ thừa cân béo phì có khi ăn 5-10 phút đã hết cả bữa ăn, làm trẻ chưa thấy no.

Nên duy trì thời gian ăn 20-25 phút. Trình tự xếp đặt món ăn trong một bữa quan trọng, làm dạ dày trẻ lấp đầy. Uống một cốc nước giúp trẻ tiêu hóa, lấp đầy dạ dày rồi ăn thức ăn kèm rau và cơm. Nên ăn cơm từ từ, không nên ăn quá nhanh.   

Bữa ăn phụ huynh phải chuẩn bị đa dạng thực phẩm rau cần có nhiều màu, mới đáp ứng nhu cầu. Bữa ăn đa dạng tạo màu sắc khác nhau và bổ sung dinh dưỡng đa dạng bởi không thực phẩm nào tốt tất cả, để giúp bé có đủ vitamin để giúp cho tăng trưởng, phát triển khung xương.   

Việc chia số bữa trong ngày rất quan trọng. Không nên để cháu mất bữa. Trẻ bình thường ăn 3 bữa, thì thừa cân béo phì nên chia nhỏ bữa ăn, dàn ra thành 4-5 bữa giúp đường huyết trẻ ổn định. Chứ trẻ thèm ăn thì sẽ ăn vô tội vạ.

Ăn quá nhanh gan không kịp chuyển hóa khiến trẻ không có cảm giác no, không duy trì đường huyết thì khiến trẻ khó vận động, tiếp thu bài không tốt ở trên lớp.

Dùng nhiều giải pháp sẽ tốt hơn 1 giải pháp. Khuyến khích trẻ vận động, làm việc nhà, tiếp xúc với thiên nhiên 60 phút 1 ngày để giúp trẻ tiêu hao năng lượng nhiều hơn.   

Hỏi: Đứa trẻ sau khi tập thể thao, bơi lội chúng ta cho trẻ ăn bánh kẹo, sữa để đỡ đói, đỡ mệt. Điều đó lại khiến trẻ càng tăng cân vậy phải làm sao?   

Mình cho trẻ tập 20 phút-30 phút để cho trẻ thích nghi rồi từ từ mới nâng mức vận động lên. Chúng ta kiểm soát chế độ ăn trước, rồi bắt đầu cho trẻ vận động. Chứ nếu cho tập ngay, trẻ tiêu hao năng lượng càng ăn nhiều thì thực sự không có tác dụng nhiều.   

Khi trẻ tập luyện nên cho trẻ ăn đạm để phát triển cơ thay vì cho ăn đồ ngọt, đồ ăn nhanh khiến trẻ càng tích mỡ và béo hơn. Bởi khi chuyển hóa chất đạm giúp trẻ phát triển cơ. Vì vậy phải kết hợp giữa chế độ ăn và tập luyện đúng cách, để giúp trẻ tiêu mỡ nhưng tăng phát triển cơ.   

Đối với đứa trẻ, khi tập luyện, không nên đưa nước ngọt hay kẹo cho trẻ, bởi làm trẻ càng tăng mỡ, mà nên khích lệ trẻ. Trẻ béo phì bắt chạy quá sức có thể dẫn đến bệnh cơ xương khớp Khi trẻ béo phì cần điều chỉnh chế độ ăn trước đã rồi sau đó mới tính đến tập luyện, bởi nhiều trẻ béo phì có nhịp tim không phù hợp, nếu vận động nặng thì không tốt.

Khi trẻ tập luyện, cần có sự giải thích động viên, điều chỉnh phù hợp để kiểm soát cảm giác đói.

thu thao [email protected]

Xin chào chương trình, Tôi và chồng thể trạng không béo, nhưng con trai 10 tuổi, cháu ăn uống bình thường, mỗi bữa chỉ khoảng 1 chén cơm và ít khi ăn vặt Vì sao con tôi không ăn nhiều mà vẫn thừa cân? Như vậy có phải do tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng của bé bất thường không? Mong bác sĩ Việt Hà cho lời khuyên.

TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà :

Với trẻ mà lượng ăn vào không nhiều, trong khi trẻ lại tăng cân nhiều thì có thể có vấn đề về gen. Trẻ tăng cân nhiều lại hoạt động thể lực ít, chỉ đến trường và về nhà xem tivi thì sẽ tích luỹ mỡ và kalo dẫn đến thừa cân.

Ngoài ra cần quan tâm đến vấn đề bệnh lý nội tiết có thể liên quan di truyền, một số bệnh lý tuyến giáp có thể làm cho em bé thừa cân.

Vấn đề 3 là ăn không nhiều nhưng dự trữ nhiều tăng cân nhiều là do sự chuyển hoá của cơ thể, sự chuyển hoá này phụ thuộc vào gen và hệ đường ruột của mỗi người.

PGS. Bạch Mai: Nhiều cha mẹ không biết được nhu cầu con là bao nhiêu, có thể chuyển hoá của trẻ tốt nhưng dù sao cần chú ý đến năng lượng đầu vào mà dư thừa so với đầu ra thì cần kiểm soát đầu vào, tăng cường đầu ra.

Trần Hồng Liên (lien thao [email protected])

Nhiều trẻ béo phì mà nguyên nhân không phải do chế độ ăn (có thể do di truyền, hoặc do nội tiết). Vậy việc áp dụng phương pháp ăn kiêng giảm bớt khẩu phần ăn có ảnh hưởng gì tới sự phát triển trí não và thể chất của trẻ không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Như đã trao đổi chế độ ăn ở trẻ khác người lớn ở trẻ ngoài thừa cân thì cần để phát triển trí não, khối cơ, hệ thống miễn dịch phổi... nên nhu cầu cơ bản trẻ cần đảm bảo. Tôi thừa nhận khẩu phần ăn, tập luyện và có gen và một số bệnh lý làm trẻ chuyển hóa, do hệ thống ruột (lợi khuẩn) hoạt động mạnh. Vấn đề này chúng ta không phải không giải quyết được mà chúng ta có hệ thống chuyên gia y tế của từng chuyên khoa VD: chuyên khoa nội tiết để trẻ giảm từ từ, về gen thì có sự phối hợp với môi trường chứ không phải gen đơn thuần. Bố mẹ có gen như vậy thì trẻ càng cần phải siết hơn chế độ ăn chứ không phải ăn kiêng đảm bảo trẻ phát triển thậm chí từ mang thai VD bố mẹ bị đáo tháo đường thì con thường có cân nặng hơn. Vậy trẻ cân nặng ra sao cần có sự tư vấn của bác sĩ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật