Chăm bé khỏe mạnh khi đông về - Những điều bạn cần biết

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 30% số trẻ dưới 5 tuổi gặp những vấn đề về rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón khiến trẻ không thể phát triển đầy đủ và toàn diện. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nhất là trong những năm đầu đời, thói quen ép trẻ ăn theo ý muốn của người lớn hay việc dùng thuốc kháng sinh cũng làm  ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ…..

Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của trẻ khi mùa đông đang đến gần? Giải quyết những bệnh thường gặp ở trẻ như hô hấp tiêu hóa thế nào cho đúng? …. Để  giúp các bậc cha mẹ hiểu thêm về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ, không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề 'Chăm bé khỏe mạnh khi đông về'.

Khách mời tham gia chương trình gồm:

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội. 

NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :

MC

Câu hỏi đầu tiên xin được dành cho PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, là người đã có hàng chục năm giảng dạy cũng như kinh nghiệm lâm sàng, xin bà cho biết tại sao mỗi khi thay đổi thời tiết trẻ hay bị ốm như từ thu sang đông, số các bệnh nhi đến viện khám và điều trị thời gian này có thay đổi gì so với bình thường hay không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Đây là câu hỏi trăn trở của nhiều phụ huynh vì chúng ta thấy cứ thay đổi thời tiết là trẻ không tránh khỏi hắt hơi sổ  mũi tiêu chảy và nhiều vấn đề khác. Và chúng ta thấy thời tiết lúc chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng, từ mưa sang nắng thì rất nhiều trẻ đi khám các bệnh lý liên quan đến nhiễm virut. Chúng ta đã biết virut tồn tại trong không khí, môi trường thường xuyên và ở đây là khi nào nó hoạt động, bình thường nhiệt độ cơ thể là 37oC, là nhiệt độ ở mũi của chúng ta chỉ là 34o thôi, nhiệt độ càng thấp virut càng dễ hoạt động, khi chúng ta ở trong nhà nhiệt độ ấm áp từ 32-33oC nhưng đột ngột ra ngoài thì virut đó sẽ hoạt động. Trẻ thì cơ thể chưa được như người lớn, chưa được thành thạo, 2 đối tượng nhạy cảm là trẻ em và người cao tuổi và khi chuyển mùa đó thì mang sẵn mầm bệnhcơ địa chưa có miễn dịch tốt thì các yếu tố nguy cơ tác động. Trước hết tác động ở đường hô hấp trên, chẳng hạn như viêm mũi họng. Tuy nhiên nếu đề kháng không tốt, không phát hiện kịp thời, xử lý không đúng cách sẽ đi vào hô hấp dưới sẽ nặng nề hơn. Và thời điểm này nhiều trẻ đến khám do ho sốt. Mặc dù đã được ngành y tế đề cập nhiều đến bệnh lý hô hấp nhưng hiện vẫn còn nhiều và khống chế chưa nhiều vì liên quan đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, liên quan đến phòng bệnh chứ không phải dùng kháng sinh nhiều hay ít. Đó là vấn đề cần quan tâm đến chăm sóc sức khỏe lúc thời tiết chuyển mùa như bây giờ.

MC

Thưa Ths.BS Lê Thị Hải, là một chuyên gia dinh dưỡng, trong các bệnh nhi tìm đến bà hẳn là phải có nhiều bệnh nhi gặp các vấn đề về tiêu hóa. Bà có thể cung cấp một con số thống kê nào về số trẻ mắc các rối loạn tiêu hóa không? Trẻ ở độ tuổi nào hay gặp các rối loạn tiêu hóa nhất thưa bà

TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải :

Đối với trẻ em, ngoài bệnh về đường hô hấp thì bệnh về đường tiêu hóa chiếm khá nhiều. Tại Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng của chúng tôi, các cháu đến khám thì có khoảng 50% trẻ vì có vấn đề về tiêu hóa như táo bón tiêu chảy đầy bụng đi ngoài phân sống.... Hàng năm tại Trung tâm dinh dưỡng của chúng tôi có nghiên cứu về đặc điểm bệnh tật, riêng rối loạn tiêu hóa chiếm 47 -50%, tức là  cứ 2 cháu đến khám thì có 1 cháu gặp vấn đề tiêu hóa rối loạn tiêu hóabệnh thường gặp ở trẻ và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cháu bị suy dinh dưỡng Tại bệnh viện Nhi, tôi cũng biết, các cháu đến khám thường là tiêu chảy cấp do virus nhiễm khuẩn Chúng tôi thường gặp tiêu chảy táo bón gặp nhiều hơn. Tại viện Nhi, lứa tuổi dưới 12 tháng bị rối loạn tiêu hóa cũng chiếm hơn 50%. Còn từ 1-2 tuổi tỷ lệ này cũng đến 40%. Tình trạng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến và thường gặp ở trẻ em.

Lứa tuổi hay gặp nhất là tuổi ăn dặm tức là 6 tháng tuổi trở lên. Ở tuổi này trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cung cấp kháng thể từ 6 tháng tuổi trở lên hệ miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang đã giảm  dần, cộng thêm các yếu tố tác động từ môi trường, thức ăn cũng là yếu tố làm suy giảm miễn dịch Miễn dịch chủ động (tiêm phòng) của trẻ mới bắt đầu hình thành, đến 3-4 tuổi miễn dịch mới hoàn thiện.  Nên trẻ từ 6 tháng đến 3-4 tuổi các mẹ thường vất vả nhất, hay ốm đau Từ 4-5 tuổi hệ miễn dịch đã hoàn thiện hơn, trẻ ít ốm  hơn có thể chống đỡ bệnh tật. Tóm lại, từ 6 tháng đến 3-4 tuổi là khoảng trống miễn dịch, giao thoa giữa miễn dịch chủ động và thụ động là độ tuổi hay mắc bệnh nhất.

MC

Thưa Ths.BS Lê Thị Hải, hiện nay ở nhiều gia đình nhất là trẻ em thành phố, rất nhiều ông bố bà mẹ hay lo lắng về việc ăn uống của con em mình, dẫn đến những việc làm sai nhưng rất phổ biến hiện nay như ép trẻ ăn, cho trẻ ăn rong, hoặc để trẻ vừa ăn vừa chơi điện thoại, xem ti vi. Những thói quen đó có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ không?

TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải :

Tình trạng trẻ biếng ăn chưa bao giờ gặp nhiều như hiện nay. Trước đây, hoặc ở vùng nông thôn tình trạng biếng ăn ít hơn, chúng ta có thể gặp bất cứ đâu. Nhưng càng những gia đình có điều kiện càng chăm sóc, bồi dưỡng thì trẻ càng biếng ăn. Đây là một sai lầm rất lớn trong việc nuôi dưỡng trẻ. Ở các nước tiên tiến như ở Nhật Bản chúng ta không hề gặp tình trạng này, trẻ chỉ ăn khi trẻ muốn ăn, trẻ chỉ được ngồi 1 chỗ, và thời gian ăn không quá 30 phút. Nếu ăn quá lâu thì chưa hết bữa này sẽ lại đến bữa ăn sau. Cứ như vậy làm tình trạng biếng ăn tăng lên, bố mẹ lại càng ép ăn thì trẻ càng biếng ăn. Như vậy cách cho ăn và phương pháp cho ăn rất quan trọng. Đây là một vòng xoắn rất khó để cải thiện.

Khi ăn uống không ngon miệng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ vì bị stress hay căng thẳng men tiêu hóa càng tiết ra ít. Nếu cố nhồi trẻ nhưng thức ăn đó không tiêu hóa được vì men tiêu hóa tiết ra ít thì trẻ không thể tiêu hóa được thức ăn. Chúng tôi luôn tư vấn cho các bà mẹ cách ăn uống khoa học là không cho trẻ ăn quá 30 phút, ngồi một chỗ, không ăn rong, không bật nhạc, không được ép trẻ khi trẻ không muốn ăn. Nếu thực hiện được những điều này trẻ sẽ hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn thì trẻ sẽ phát triển tốt hơn.

MC

Thưa bà, vào mùa đông trẻ thường hay mắc những loại bệnh gì? Và nguyên nhân do đâu?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Như đã nói virut hay gặp nhất vì có sẵn trong cơ thể và lây nhiễm và mật độ dân số đông, bình thường người ta quy định mật độ trẻ ở nhà trẻ ở nước ngoài chẳng hạn 5-6 trẻ nhưng nếu 20-30 cháu. Mật độ đông như vậy thì khả năng lây nhiễm đường không khí, tiếp xúc. VD cùng đồ chơi, cùng dịch tiết nước bọt bắn ra hoặc cốc chén và trẻ nhiễm vào gọi là đường lây nhiễm rồi bố mẹ, nhân viên y tế mang virut về gia đình và con cái bao giờ cũng nhiễm bệnh đó. Vì đó có nhiều nguyên nhân và chủ yếu là virut, thứ hai nữa là vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh trước khi ăn, đeo khẩu trang thói quen giảm thiểu lây nhiễm. Rửa tay hằng ngày để tránh nhiễm virut lây bắn, và phải tiêm chủng đầy đủ.

MC

Mới đây, tôi được biết, tại Hà Nội bệnh sởi đang có xu hướng tăng nhanh, thậm chí đã có ca tử vongbệnh sởi Nguyên nhân vì sao bệnh sởi lại quay lại thưa bà?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Đây là một nỗi lo sợ của cha mẹ như chúng ta biết cách đây 3 năm xảy ra  dịch sởi rất là căng thẳng và năm đó không chỉ ở Việt Nam và cả ở Mỹ cũng có dịch sởi. Nhiều nước trên thế giới có chương trình tiêm chủng rộng lớn để cố gắng tối đa làm sao không bị mắc sởi tuy nhiên sởi vẫn quay lại. Và ở Hà Nội đã có 50 trường hợp mắc sởi. Và tại sao lại mắc sởi, thế thì theo sởi là một bệnh có thể phòng ngừa tiêm chủng. Nhưng không phải thời điểm này đứa trẻ tiêm chủng được ngay mà thường từ 9-12 tháng và sau đó 1 năm nhắc lại và người ta thấy 1/3 số ca là chưa đến 9-12 tháng đã bị sởi. Vậy tại sao lại không tiêm chủng sởi trước 9 tháng, vì người ta cho rằng có miễn dịch thụ động từ mẹ, từ bú mẹ. Tuy nhiên do miễn dịch từ xưa nên nó không bền vững nên thế hệ trước làm cho bà mẹ yếu nên làm cho trẻ bị sởi trước 9 tháng. Nhóm còn lại 2/3 đã đến tuổi tiêm chủng nhưng chưa tiêm và không biết lý do gì. Có thể vì trẻ ốm nên bố mẹ hoãn đến tháng sau rồi tháng sau bố mẹ đi công tác nên hoãn đến tháng sau nữa. Vấn đề là tiêm rồi nhưng không tiêm nhắc lại nên có sự biến chủng cũng như chúng ta gọi là chọn lọc tự nhiên  nghĩa là khi anh đề kháng lại thì tôi lại phải biến chủng để kháng lại. Rõ ràng tiêm chủng giảm nguy cơ mắc bệnh và làm giảm bệnh đi nhưng vì chúng ta quên tiêm, không tiêm nhắc lại.  Hầu hết trẻ bị bệnh nặng và những trường hợp tử vong trong năm 2004 là những trẻ trên nền bệnh nặng. VD trẻ bị sởi trên thận nặng thì nguy cơ cao. Còn trẻ bình thường thì không nặng nề. Mặc dù đã được cảnh báo nhiều nhưng vẫn có sự sao nhãng, quên tiêm và vấn đề nữa là miễn dịch vì trên thế giới không khuyến cáo tiêm quá sớm vì có tuýp nhỏ nhỏ tiêm quá sớm. Nhưng nói vậy nhưng chúng ta không quá lo lắng, khi con mình có dấu hiệu nghi ngờ bị mắc sởi phát ban sốt cao thì sẽ được cách ly điều trị và không nên quá lo lắng nhưng cần có sự cảnh giác.

MC

Thưa Ths Hải, ngoài việc bổ sung men tiêu hóa men vi sinh như đã nói ở trên, có loại thực phẩm nào giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa, tốt cho đường ruột hay không?

TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải :

Như TS Thúy vừa nói, trong hệ vi sinh đường ruột luôn tồn lại 2 dòng vi khuẩnvi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi là probiotic thực phẩm hàng ngày chúng ta ăn có khá nhiều như sữa chua sữa chua là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa, kể cả đối với người lớn. Những thực phẩm lên men như dưa muối cà muối cũng là nguồn cung cấp men vi sinh, vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, về mặt dinh dưỡng chúng tôi cũng không khuyến cáo ăn quá nhiều dưa muối, cà muối vì đây là thực phẩm quá mặn, không nên ăn nhiều. Các thực phẩm như sữa chua, thực phẩm lên men ... chúng ta có thể bổ sung tốt cho hệ tiêu hóa, để hấp thu thức ăn được tốt hơn.

MC

Có nhiều phụ huynh cứ khi con bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón thì đều nghĩ đến việc mua men tiêu hóa hoặc men vi sinh cho trẻ uống. Thưa PGS Thúy, việc sử dụng thuốc như vậy có đúng không? Có sự khác nhau nào giữa men tiêu hóa và men vi sinh hay không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Vấn đề này là vấn đề rất phổ cập không những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn tiêu chảy thậm chí gầy không ăn rồi người này mách người kia là con em uống men này, men kia lên cần đấy rồi thậm chí hiệu thuốc cũng quảng cáo  là thực phẩm này thực phẩm kia nhập từ chỗ nọ, chỗ kia. Rồi khi mua thì tên thuốc là tên nước ngoài rồi men vi sinh, men tiêu hóa nhưng chi biết đó là men tiêu hóa tức là ở VN từ men tiêu hóa. Nhưng chúng ta phải hiểu là đấy là gọi nôm na thôi nhưng trong y học men vi sinh và men tiêu hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Đầu tiên chúng ta phải hiểu khái niệm tại sao lại là men tiêu hóa vì bây giờ thức ăn vào cơ thể vì không thể hạt cơm ăn vào là đi vào máu và nó cũng phải cắt ra rất nhỏ qua đường  cơ thể tiết ra nhiều chất gọi là men tiêu hóa. VD bây giờ cơ thể thiếu bổ sung vào. Men tiêu hóa có ở đâu, vd khi chúng ta ăn vào ở nước bọt cảm nhận thấy thức ăn có men   amylase để tiêu hóa thức ăn sau đó thức ăn vào dạ dày có dịch dạ dày axit cắt nhỏ và phân hủy ra xong một loạt các cơ quan khác như mật tiết ra rất nhiều men tụy tiết nhiều men tiêu đạm tinh bột men tiêu mỡ... rồi đến ruột nên cơ thể có rất nhiều hệ thống men tiêu hóa sẵn. Cơ thể thiếu có thể do dùng các chất chống axit dạ dày có thể bệnh lý dạ dày rồi uống men vào và đó là chất men để tiêu hóa. Cái thứ hai trên thị trường gọi là men vi sinh, bản thân vi sinh đó nói lên là vi khuẩn. Trong hệ tiêu hóa đầu tiên là cắt các chất ra và thứ hai là hấp thu các chất vào. Hệ vi khuẩn đường ruột đầu tiêu là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi là có lợi cho cơ thể còn vi khuẩn có hại là gây bệnh. Vi khuẩn có lợi giúp chúng ta hấp thu thức ăn, tạo kháng thể. Vi khuẩn có hại là vi khuẩn gây bệnh, lúc đầu nó nằm đó đến lúc nào đó, VD như dùng kháng sinh nhiều bắt đầu gây tiêu chảy thì vi khuẩn bắt đầu xâm nhập. Như vậy có 3 hệ thống vi sinh, hệ thống men vi sinh đó là hệ thống vi khuẩn có lợi hay gọi nôm nay là probiotic tức là lợi khuẩn có lợi đưa vào cơ thể giúp hấp thu tiêu hóa tốt hơn, cân bằng hệ thống đường ruột. Còn men tiêu hóa là cái men thay thế men chúng ta tiết ra. Như vậy không thể đồng nhất 2 men mà phải những người có chuyên môn, không phải cái nào cũng áp dụng như nhau. 

MC

Ngoài các bệnh về tiêu hóa, các bệnh về hô hấp cũng là một nhóm bệnh trẻ rất hay gặp phải, nhất là vào mùa đông. Mới đây còn có sự bùng phát trở lại của bệnh sởi Xin PGS Nguyễn Thị Diệu Thúy có thể cho biết, vào mùa đông, làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh về hô hấp, hay bệnh truyền nhiễm như sởi?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Như đã nói từ đầu thì thời tiết chuyển mùa là thời điểm các bệnh lý phát triển nhanh, nhất là các bệnh lây nhiễm, lây nhiễm ở cơ thể chúng ta có 2 hệ thống, thứ nhất là hô hấp, đứa trẻ ho hắt hơi, sổ mũi. Thứ hai là hệ tiêu hóa, thế thì câu chuyện rõ ràng là các ông bố mẹ khi thời tiết chuyển mùa thì trẻ có bệnh lý hô hấp rất rõ. Nguyên nhân khởi phát hàng đầu là virut và virut là nguyên nhân rất khó phòng tránh bởi vì thứ nhất virut có sẵn nhưng người lành mang virut lại chưa gây bệnh nhưng đứa trẻ mang virut lại gây bệnh. Thứ hai là do biến thể, năm nay tôi tiêm vacxin này nhưng một năm sau nó lại biến thể sang thể khác (để tồn tại). Và câu chuyện là do chuyển mùa nên đưa trẻ làm sao giữ được ấm, đó là cái hay giữ nhất. Trẻ giữ ấm, giữ được nhiệt độ không bị thay đổi đột ngột, có đi ra đường cần che kỹ, đeo khẩu trang giảm nguy cơ virut phát triển. Thứ hai vệ sinh, virut không phải là cứ hít phải khi ngồi tại đây nhưng ở cuối phòng người ta sẽ hít phải nhưng đó không phải là đường chủ yếu mà đường giọt bắn, dịch tiết. Như vậy trước khi bế trẻ cần rửa tay sạch sẽ, trẻ cần rửa tay hằng ngày. Thứ hai phải tiêm chủng, chúng ta có tiêm chủng một số bệnh hô hấp, tuy nhiên chưa đưa vào tiêm chủng mở rộng nên không phổ cập. VD ở nước ngoài tất cả người  lớn phải tiêm chủng cúm trước khi tiếp xúc với bệnh nhân và phải tiêm hằng năm vì chỉ bảo vệ được 1 năm thôi. Sởi thì có thể bảo vệ vĩnh viễn, cả đời nhưng cúm phải tiêm lại 1 năm thứ nhất là bảo vệ bản thân thứ hai là bảo vệ cho trẻ. Giờ có vaccin tiêm vi khuẩn như phế cầu, viêm phổi cộng đồng... hay gặp.

Vấn đề vô cùng quan trọng đó là dinh dưỡng vật lý, đó là rõ ràng người khỏe mạnh ốm thì cũng nhẹ còn người yếu sẵn thì sẽ mắc bệnh. Vậy ăn uống ra sao hợp lý, hợp lý ở đây không phải là ngày nào cũng ăn thịt. Dinh dưỡng bền vững hợp lý, không phải lúc ốm ăn thật nhiều còn khi khỏe mạnh lại sao nhãng. Khi trẻ ốm cần cách ly, khi trẻ ốm không đưa trẻ đến nhà mẫu giáo thì trẻ khác lại bị.

Nguyễn Loan ([email protected])

Chào bác sĩ! Cháu nhà tôi 18 tháng tuổi, được 12 kg, chiều cao 82.5 cm. Cân nặng và chiều cao này đạt được khi cháu được 16 tháng tuổi, nghĩa là tới 2 tháng nay cháu không thấy chuyển biến gì về cân nặng, chiều cao. Khoảng 10 ngày nay cháu bị đi ngoài (ngày 4-5 lần) và được bác sĩ khám kê thuốc uống. Hiện tại cháu chỉ đi 2 lần/ngày, nhưng phân không thành khuôn, về cuối thì có bọt, không mùi. Tôi không biết như vậy là cháu đã khỏi hẳn chưa? Và liệu cháu có gặp vấn đề gì về tiêu hóa không? Vì trong 2 tháng trở lại đây cháu thường xuyên đi ngoài, chữa trị khỏi được 3-4 ngày là lại bị lại. Tôi đã đổi sữa, giảm số lượng bữa ăn cho cháu nhưng tình hình không được cải thiện. Giờ tôi nên cho con ăn uống như thế nào? Làm sao để cháu không mắc lại tình trạng này ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Chân thành cảm ơn!

TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải :

Với con bạn, có 18 tháng mà nặng 12kg, chứng tỏ cháu dinh dưỡng quá tốt, bằng đứa trẻ 2 tuổi chiều cao của cháu cũng đạt, nhưng 2 tháng nay cháu không lên cân.  Điều quan trọng là các bà mẹ cần phải theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ. Một đứa trẻ mặc dù trên cả kênh A (thừa cân) nhưng 3 tháng không tăng cân thì cũng đáng được lo ngại. 2 tháng nay cháu bị rối loạn tiêu hóa, mặc dù số lần đi ngoài có giảm, nhưng tính chất của phân không tốt. Tôi không biết cháu có dùng kháng sinh không, nếu có dùng có thể cháu bị loạn khuẩn đường ruột mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tôi nghĩ bạn nên cho con đi xét nghiệm phân, nếu vi khuẩn có lợi phải đạt 80-85%, vi khuẩn có hại chỉ 15% thì đạt còn nếu tỷ lệ này thay đổi có thể con bạn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn - mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Bác sĩ sẽ cho con bạn bổ sung thêm lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tình trạng tiêu hóa sẽ chấm dứt, hấp thu thức ăn của cháu sẽ tốt hơn. Nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa chấm dứt, con bạn sẽ tăng cân trở lại.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy: Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em tiêu chảy là trẻ đi ngoài phân lỏng, từ 3 lần / ngày. Sau khi  điều trị phân cháu đã đặc hơn, như vậy điều trị có hiệu quả. Để trở lại bình thường cần phải có một quá trình. Ví dụ như một người bị đứt tay cầm máu mất 5 phút nhưng hết sẹo cần 2 tuần. Đường ruột cũng vậy, khi bị tiêu chảy toàn bộ hệ thống tế bào vi khuẩn có lợi bị bào mòn, mất qua phân, quá trình hồi phục mất 2 tuần. Trong quá trình đó, chúng ta vừa điều trị nguyên nhân vi khuẩn đó, cần phải có một chế độ dinh dưỡng bổ sung probiotic Bố mẹ thường nghĩ đơn giản khi hết tiêu chảy rồi nhưng không quan tâm bổ sung probiotic thì quá trình đó sẽ dài hơn, lâu hơn.

Vấn đề nữa cần quan tâm là khi bị lâu như vậy, có nguyên nhân khác hay không, như tiêu chảy nhiễm khuẩn, khi điều trị kháng sinh vài ngày, bệnh chìm xuống, nhưng sau đó lại bùng lên. Như trong bệnh viện, ngoài xét nghiệm vi khuẩn đường ruột còn có nguyên nhân như lỵ chẳng hạn, nó gây tiêu chảy hết đợt này đến đợt khác, phân có thể có máu (nhưng không nhìn được bằng mắt thường- vi thể) ... Những trường hợp đó gây tiêu chảy kéo dài, trẻ bị suy dinh dưỡng, hấp thu kém... Cần phải làm xét nghiệm phân, siêu âm.. để tìm ra các nguyên nhân khác... Hay kèm theo các bệnh khác như ho, dùng kháng sinh kéo dài... Trẻ dưới 18 tháng rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Như vậy đối với trường hợp này, cần xét nghiệm tìm ra nguyên nhân cụ thể , và có một điều trị tổng thể, như dinh dưỡng, bổ sung probiotic, vệ sinh sạch sẽ, không lạm dụng thuốc và điều trị đúng nguyên nhân thì tình trạng của cháu sẽ được cải thiện.

Nguyễn Thị Thái (Hà Nam)

Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 28 tháng, mấy ngày trở lại đây cháu bị sốt nhẹ, kèm theo ho, tiếng ho có vẻ nặng, nhất là vào ban đêm, cháu ăn uống hay bị nôn. Tôi xem tivi nghe nói có dịch ho gà nên rất lo, xin hỏi bác sĩ làm thế nào để biết con tôi có phải bị ho gà hay không? Làm sao phân biệt được với bệnh ho cảm thông thường? Bé hay nôn làm sao để bé không bị suy dinh dưỡng? Tôi xin cảm ơn 2 chuyên gia.

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Con chị 28 tháng, mấy ngày trở lại đây cháu bị sốt nhẹ, kèm theo ho, tiếng ho có vẻ nặng, nhất là vào ban đêm,  cháu ăn uống hay bị nôn. Thứ nhất ho gà là bệnh mà người ta có chương trình tiêm chủng mở rộng nếu đã tiêm chủng ở thời điểm 2 tháng  3 tháng 4 tháng và tiêm  nhắc lại trong 1 năm. Nếu con chị đã tiêm chủng ho gà thì mắc ho gà là cực kỳ hiếm nhưng nếu chị không tiêm chủng ho gà thì đó là vấn đề cần xem xét. Đặc điểm của ho gà là trẻ ho thành cơn dài ho khan không có đờm ho tím tái. Triệu chứng lâm sàng ngoài ho thì không có gì đặc biệt trừ một số trường hợp có biến chứng còn chỉ có ho, ho cả ngày và đêm chứ không chỉ có ban đêm. Và để khẳng định có ho gà hay không cần phải làm một số xét nghiệm, nếu chị nghi ngờ dịch tễ ở vùng xung quanh có một số trẻ có ho gà. Và ho gà có lây từ người này sang người khác chứ không phải tự nhiên nhiễm. Và chị cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm. Tuy nhiên cháu nhà chị có vấn đề sốt, ho, ho nặng tiếng lên. Nếu ho do virut thì bệnh cảnh nhiễm virut do đường hô hấp trên là sốt nhẹ từ 3-5 ngày, bệnh nhân có ho sổ mũi nước mũi trong. Nhưng triệu chứng đó có trong 2-3 ngày sau đó giảm xuống. Khi trẻ ho thì có thể nôn vọt ra và chúng ta cảm thấy rất xót vì công cho trẻ ăn khó và trẻ đói khóc. Nếu trẻ chỉ nôn khi trẻ ho còn bình thường thì trẻ không bị sao vấn đề tức thời và một vài ngày sẽ khỏi còn nếu vẫn hay bị nôn thì cần xem đó là bệnh lý gì bởi vì nôn nhiều trẻ sẽ không đủ năng lượng. Và phải xem các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản thậm chí ho nhiều cần dùng thuốc ho để giảm ho Trước hết chị cần bình tĩnh nếu ho cảm cúm thì trong 3-5 ngày điều trị thuốc cảm cúm thông thường còn nếu ho nặng lên thì cần đến cơ sở y tế không để trẻ ho lâu.

Ths.BS Lê Thị Hải  bổ sung: Với các cháu nhỏ trong trường hợp viêm họng viêm đường hô hấp như vậy chuyện nôn là hay gặp nếu trong trường hợp cháu nhiễm cảm cúm thông thường thì một vài ngày sẽ đỡ còn nguyên nhân nữa hay gặp đó là khi ốm trẻ hay biếng ăn nên các bố mẹ hay ép con ăn nhiều hơn nhanh khỏe cho nên trẻ có thể bị nôn cho nên ở đây là lỗi của các bậc phụ huynh cũng hay gặp. Cho nên lời khuyên với chị ở đây là trong những ngày trẻ ốm thì đương nhiên sẽ ăn giảm hơn bình thường không cần quá sốt ruột và cần chia nhỏ bữa ăn và khi trẻ không muốn ăn nữa thì không nên ép quá. Thứ hai khi mà trẻ nôn như vậy và cháu đã 28 tháng tuổi là cháu đã ăn cơm, ăn thức ăn thô rồi. Nhưng trong ngày ốm như vậy thì có thể quay lại chế độ ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa hơn. Có thể cháo, súp, thịt có thể xay nhỏ hơn để trẻ dễ ăn và cần chia nhỏ bữa và khi trẻ có dấu hiệu không muốn ăn thì không nên ép quá. Và nếu điều trị 3-4 ngày mà không khỏi phải đi khám bác sĩ và không nên để ở nhà và cho dùng thuốc theo lời mách bảo. Khi trẻ khỏe cần cho ăn trả bữa để trẻ hồi phục nhanh.

Ngô Vân Anh (Hà Nội)

Chào bác sĩ, bé trai con tôi được 5 tháng 20 ngày, cháu luôn bị thở khò khè và có nhiều đờm. Thỉnh thoảng những lúc bé khóc thì lắng nghe nhịp thở ở phổi có những tiếng rít. Lúc bé được 19 ngày tuổi đã bị viêm phổi. Tôi rất lo lắng về sức khỏe của bé không biết bệnh này có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này và có cách nào chữa trị cho dứt bệnh không ? Tôi xin cảm ơn

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :

Tôi rất thông cảm với bạn, một bà mẹ mà có con viêm phổi khi chưa được 1 tháng tuổi thì rất lo lắng. Bản thân trẻ dưới 1 tuổi ở VN tần suất mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên là 4-5 lần nghĩa là ho hắt hơi sổ mũi và có thể bị viêm phổi Tuy nhiên con chị bị viêm phổi quá sớm thì cũng không rõ nguyên nhân, đứa trẻ viêm phổi sớm thì cái đề kháng, nôm na là cái bảo vệ cơ thể không tốt nên rất dễ viêm đường hô hấp viêm phổi làm cho bố mẹ rất lo lắng. Ở đây là mỗi lần cháu ho cháu lại nghe tiếng rít tít, bất thường. Đó là cái lý do các ông bố bà mẹ hay mang con đến viện vì nghe cháu khó thở lắm vì nghe tiếng rít rít. Trong các bệnh lý hô hấp thì người ta rất sợ các tiếng thở bất thường nhưng tiếng thở đó định khu ở đâu thì lại ra một cái bệnh lý. VD như bị viêm phế quản thì sẽ bị khản tiếng mất tiếng. Các bố mẹ cứ nghe tiếng bất thường thì cứ mặc định là tiếng khò khè, khò khè là bệnh lý tương đối dễ để ý ở trẻ em và nó làm cho đứa trẻ nhiều hậu quả. Trẻ chơi nhiều, vận động nhiều, khóc nhiều thì khò khè.  Đầu tiên phải khẳng định là đứa trẻ có khò khè không đã. Con chị dưới 6 tháng, bệnh lý hay gặp là viêm tắc mũi nhưng do bố mẹ  nghe tiếng đó thì bảo là khò khè. Nếu chị khẳng định đó là tiếng khò khè hay nhân viên y tế khẳng định. Nếu là viêm tắc mũi thì cần rửa mũi hằng ngày dùng thuốc co mạch, giữ ấm thì trẻ sẽ hết. Nếu trẻ thực sự trẻ khò khè tái phát thì cần phải khám và xác định là bệnh lý gì. Bệnh lý hay gặp dưới 6 tháng hay gặp là trào ngược dạ dày thực quản nghĩa là trẻ sau ăn, vận động khò khè rất dễ nôn trớ, chậm phát triển cân nặng. Thứ hai trẻ từng chẩn đoán viêm phổi rồi, khò khè sau đợt nhiễm virut, trẻ cơ địa dị ứng Có thể trẻ vẫn ăn, vẫn chơi nhưng dễ nhạy cảm thay đổi thời tiết, trẻ rất dễ nguy cơ viêm tiểu phế quản nguy cơ sau 1 tuổi phát triển bệnh lý dị ứng như hen phế quản viêm mũi dị ứng rất nhiều. Trẻ cần đi khám và làm các test xem có nguy cơ dị ứng không, trẻ có thể dùng thuốc dự phòng.

Một bạn đọc ([email protected])

Con trai tôi được 22 tháng tuổi, cân nặng 15kg, chiều cao 88cm, ăn ngủ tốt. Cháu bú mẹ đến 20 tháng tuổi. Hiện, cháu ăn cơm và các loại hoa, quả, sữa chua, bánh mì… rất tốt nhưng lại không chịu uống sữa ngoài bổ sung. Như vậy liệu có ổn không thưa bác sĩ, vì tôi sợ cháu thiếu canxi Hiện tại, hàng ngày tôi vẫn bổ sung cho cháu 1-2 giọt canxi Aquadetrim D3. Gần đây tôi để ý thấy cháu thích vị sữa đậu nành, liệu bé trai có nên uống sữa đậu nành không, số lượng nên là bao nhiêu thưa bác sĩ? Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn ở địa chỉ

TTƯT.ThS.BS. Lê Thị Hải :

Theo tôi, con bạn đang bị thừa cân béo phì Con bạn 22 tháng mà 15kg, cân nặng gần bằng cháu bé 4 tuổi (chỉ khoảng 16kg). Còn chiều cao của cháu cũng tương đối, 88cm bằng bé 2 tuổi. Với 1 trẻ 2 tuổi, chỉ khoảng 12-12,5kg chiều cao 88cm. Con bạn thuộc thừa cân, vấn đề ở đây bạn không cần lo lắng quá về chiều cao của cháu. Nếu cháu không thích uống sữa không cần ép cháu. Bạn có thể cho cháu ăn các chế phẩm của sữa như phô mai sữa chua. Nếu cháu không uống sữa công thức bạn có thể cho cháu uống sữa tươi Ngoài ra, mặc dù canxi trong sữa là tốt nhất, nhưng canxi không chỉ có trong sữa thực phẩm ăn hàng ngày cũng có rất nhiều như tôm cua cá, hay  rau cải bó xôi các loại đậu đỗ, rau rền cơm ( 100g rau rền cơm cung cấp 310mg canxi nhiều hơn canxi trong 100ml sữa) đều có nhiều canxi. Nếu cháu không thích uống sữa cũng không nên ép cháu.

Vấn đề uống sữa đậu nành hiện có 2 luồng ý kiến, người ta cho rằng trong sữa đậu nành có chứa estrogen thực vật, giống nội tiết tố nữ, nên người ta cho rằng nam giới ăn nhiều đậu nành sẽ ảnh hưởng tới giới tính Đến nay, các công trình khoa học đã chứng minh, hàm lượng estrogen trong sữa đậu nành không ảnh hưởng đến giới tính của trẻ. Tuy nhiên uống cái gì cũng nên có điều độ, bởi sữa đậu nành uống quá nhiều cũng có thể gây béo phì Với cháu bạn có thể cho cháu uống 500ml sữa đậu nành sẽ không ảnh hưởng tới giới tính và giúp cung cấp canxi cho trẻ. Bạn cần lưu ý nguy cơ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu trẻ dưới 5 tuổi béo phì, nguy cơ béo phì ở tuổi trưởng thành tới 75%. Tức là trẻ càng béo phì sớm bao nhiêu thì càng khó trở lại cân nặng bình thường ở tuổi trưởng thành bấy nhiêu. Nên bạn cần cho cháu ăn thêm rau xanh hạn chế ăn chất ngọt, chất béo, thức ăn nhanh, tăng cường vận động để phát triển chiều cao

Nguyễn Anh Khoa - Thái Bình

Tôi sống ở miền Nam, vào mùa này đang là mùa mưa. Đây là mùa con tôi rất hay bị ho mặc dù đã 5 tuổi, mỗi khi cháu bệnh gia đình tôi rất bối rối. Bởi có đợt cháu ho vào buổi sáng sớm, lúc cháu hay ho nhiều về đêm, hay có khi cháu ho dai dẳng cả ngày. Bác sĩ có thể cho tôi biết làm thế nào để phân biệt các cơn ho của trẻ để biết trẻ mắc bệnh gì không?

PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy :
   

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật